Archive for February, 2019


IDA Loader

Các bạn đã thấy rằng khi mở một file thực thi trong IDA, nó sẽ sử dụng bộ phân tích tĩnh để phân tích file hay còn được gọi là Loader. Ở chế độ Loader này, chương trình sẽ không được thực thi, nhưng nó được IDA phân tích và sau cùng sẽ tạo ra một file .idblà cơ sở dữ liệu lưu các thông tin trong quá trình phân tích, bao gồm đổi tên biến, tên hàm, các chú thích…. Trên thực tế, file .idb sẽ là tổng hợp của 5 files(.id0, .id1, .nam, .id2, and .til) được sinh ra trong quá trình phân tích:

Bên lề: IDA không có tính năng Undo như các bạn hay làm việc với các trình soạn thảo văn bản, cho nên bất kì những thay đổi nào mà bạn thực hiện trong quá trình phân tích sẽ không quay lại được và sẽ lưu thẳng vào database. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ là ở phía database mà thôi, nó sẽ không tác động trực tiếp lên binary gốc mà bạn đang phân tích.

(more…)

Lời tựa

Như tôi đã đề cập ở phần 1, mục tiêu của bộ tutorial này là dành cho những người mới bắt đầu, do vậy có những kiến thức mà có thể nhiều bạn đã biết rồi. Bạn có thể bỏ qua nếu muốn, nhưng đối với đa số những người chưa biết, những kiến thức này sẽ rất quan trọng và đó là lý do tại sao tôi vẫn dành thời gian để hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản này.

Hệ thống số

Ba hệ thống số học được sử dụng nhiều nhất là số nhị phân, thập phân và thập lục phân.

Các khái niệm cơ bản của từng hệ thống số học này như sau:

BINARY (Số nhị phân): các số được biểu diễn bằng hai chữ số là 0 và 1, đó là lý do tại sao nó được gọi là nhị phân. Máy tính chỉ hiểu được số nhị phân.

(more…)

Lời tựa

Loạt bài viết này không phải tôi nghĩ ra, tôi đã xin phép viết lại từ bộ tuts của thầy Ricardo Narvaja – ông là linh hồn và là người sáng lập ra nhóm Crackslatinos, hiện ông đang làm việc tại Core Security dưới vai trò là Exploit Writer. Bộ OllyDbg tôi đã viết trước đây (vẫn còn đang dở ) cũng là dựa vào các bài viết mà ông chia sẻ. Tôi ngưỡng mộ ông bởi trong thời gian nhiều năm sinh hoạt ở CLS, Ricardo đã viết và chia sẻ vô số các bài viết về Cracking và Reverse Engineering.

Ricardo Narvaja

Ý tưởng ra đời của loạt bài viết này rất đơn giản, đó là cập nhật bộ tài liệu về Cracking và Reversing với OllyDbg nhưng thay vào đó sẽ sử dụng công cụ nổi tiếng là IDA. Các bạn sẽ làm quen với IDA trên môi trường hệ điều hành Windows, từ những phần cơ bản nhất cho tới những kiến thức nâng cao hơn.

(more…)

IDA Tutorial….

Posted: February 15, 2019 in IDA Tutorial...
Tags: ,

  • – Nhiều bạn hỏi tôi: “Ngoài bộ OllyDbg đang viết dở (rất dở 🙂 ) cùng hầm bà lằng các bài viết khác thì anh có viết gì liên quan đến IDA không?
  • – Tôi trả lời: “Có. Tôi đang viết …“.
  • – “Vậy anh có định đưa lên Blog không anh?
  • – Tôi trả lời: “Có lẽ phải chờ một dịp thật đặc biệt hoặc một lúc nào đó tâm trạng tôi cảm thấy vui thì tôi sẽ chia sẻ các bài viết này…

Và ngày đặc biệt đó cũng đã tới!! Tôi đón thêm một cô công chúa nhỏ sau một quãng thời gian chờ đợi đủ dài … Cũng như các bạn hàng ngày vẫn vào Blog của tôi để chờ xem có gì mới… Tôi cảm ơn các bạn đi “ngang qua” Blog, để lại vài dòng comment để tôi biết rằng nó vẫn còn sống 😦

Trong không khí của bỉm sữa không gì tả nổi, tôi quyết định sẽ publish bộ IDA mà tôi đang viết dở (thực sự rất dở.. 🙂 ) . Bộ này tôi nghĩ dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về IDA, bạn nào expert rồi thì có thể đọc cho vui và góp ý để tôi chỉnh lại những chỗ còn thiểu sót.


Tôi sẽ sớm đưa các bài viết lên Blog …. Các bạn chờ nhé!!!

PS1: Bộ tuts này không phải tôi nghĩ ra, tôi đã xin phép viết lại từ bộ tuts của thầy Ricardo Narvaja – ông là linh hồn và là người sáng lập ra nhóm Crackslatinos, hiện ông đang làm việc tại Core Security dưới vai trò là Exploit Writer. Bộ OllyDbg tôi viết cũng là dựa vào các bài viết mà ông chia sẻ. Tôi ngưỡng mộ ông bởi trong thời gian sinh hoạt ở CLS, Ricardo đã viết và chia sẻ vô số các bài viết về cracking và reverse engineering.

PS2: Nhiều bạn đọc các bài viết của tôi có ý muốn ủng hộ vật chất, thậm chí có bạn hỏi tôi có viết sách không để mua 🙂 . Thế nên, tôi sẽ đính kèm thêm thông tin donate 😀 để những bạn nào có lòng có thể ủng hộ bằng “bỉm sữa” hoặc “quân huy”.

Regards

m4n0w4r